Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
Vì sao doanh nghiệp nên áp dụng mô hình SWOT?
- Giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, phát triển hoạt động kinh doanh
- Giúp doanh nghiệp nắm bắt tốt cơ hội hoặc dự đoán các rủi ro trong tương lai
- Giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả
Ưu và nhược điểm của phương pháp SWOT
Phương pháp SWOT có một số ưu điểm như sau:
- Dễ hiểu và dễ sử dụng
- Có một quy trình hệ thống đơn giản để làm theo (xem phần phía dưới)
- Bạn có thể tự thực hiện SWOT hoặc làm theo nhóm
- Cung cấp những phân tích tốt về cả các vấn đề bên trong lẫn môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
Dù là một công cụ tuyệt vời, nhưng sơ đồ SWOT cũng có một vài giới hạn như:
- SWOT tự nó không phải là một bản phân tích, mà là một khung sườn để nắm bắt những ý chính về vấn đề cần giải quyết
- SWOT không đưa ra những hành động cụ thể
- Bạn dễ bị lan man hoặc chưa đủ thực tế, và điều đó phá vỡ cấu trúc sơ đồ SWOT của bạn
- Không bao gồm cách để xem xét, đánh giá tầm quan trọng của những yếu tố trong bảng SWOT.
Hướng dẫn cách phân tích SWOT và lập kế hoạch chi tiết
Để có thể ứng dụng mô hình SWOT vào hoạt động phân tích kinh doanh hiệu quả thì ngoài tìm hiểu khách niệm SWOT là gì mọi người cần phải nghiên cứu cách phân tích SWOT và lập kế hoạch kinh doanh dựa trên ma trậ SWOT tối ưu như sau:
Phân tích SWOT với các thành tố cơ bản
Phân tích SWOT là bước tạo chiến lược sản xuất kinh doanh mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đến để hiểu rõ được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một tổ chức
Việc phân tích swot sẽ mang mục đích nâng cao điểm mạnh, cải thiện điểm yếu, hạn chế thách thức và tận dụng cơ hội.
Xây dựng chiến lược Ma trận SWOT
Nếu bạn chỉ làm rõ được 4 yếu tố nói trên mà không hành động gì tiếp theo thì việc phân tích SWOT này là vô nghĩa. Một chiến lược SWOT hiệu quả phải được kết hợp từ cả 4 yếu tố nói trên:
Chiến lược SO (Chiến lược tấn công): Sử dụng điểm mạnh để khai thác các cơ hội.
Chiến lược WO (Chiến lược phòng thủ): Sử dụng điểm yếu để khai thác các cơ hội.
Chiến lược ST (Chiến lược tự vệ): Sử dụng điểm mạnh để hạn chế các thách thức.
Chiến lược WT (Chiến lược “lội ngược dòng"): Đưa ra các ý tưởng mới để biến điểm yếu và thách thức thành các yếu tố có lợi cho doanh nghiệp.
Những lĩnh vực áp dụng mô hình SWOT hiệu quả
Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu được SWOT là gì rồi. Vậy, câuy hỏi đặt ra là những loại hình lĩnh vực nào nên áp dụng mô hình SWOT này trong hoạt động phân tích kinh doanh?
- Lập các kế hoạch chiến lược.
- “Động não" (brainstorm) các ý tưởng.
- Khi đưa ra quyết định.
- Phát triển các thế mạnh.
- Hạn chế và loại bỏ những điểm yếu.
- Giải quyết mọi vấn đề mang tính cá nhân như nhân viên, nguồn lực tài chính hay cơ cấu tổ chức.
Như vậy, bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản và hữu ích nhất để giúp bạn hiểu được SWOT là gì cũng như những kiến thức có liên quan như lịch sử, lợi ích, hạn chế, tầm quan trọng và cách phân tích SWOT và lập kế hoạch chi tiết hiệu quả tối ưu.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Thiên Thanh
CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIÊN THANH
Address: Tầng 1 T-Office 36 D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Hotline: 083.5546.839
Website: Thienthanhtech.com
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM