Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
Muốn chọn được kênh quảng cáo thích hợp thì ít nhất cũng phải biết một vài điểm khác biệt cơ bản giữa chúng đã, sau đây là phân tích của SIKIDO về việc nên chọn quảng cáo Google hay Facebook?
Bạn đang tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng nhưng giữa Quảng cáo trên Google (Google Ads) và Quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads), đâu là cách đầu tư tốt hơn? Gần như ngày nào chúng tôi cũng nhận được câu hỏi này.
Google Ads : giúp chủ doanh nghiệp nhắm đối tượng mục tiêu dựa trên các truy vấn tìm kiếm trên Google, hay còn được gọi là từ khóa.
Facebook Ads: giúp nhắm quảng cáo đến đối tượng dựa trên hành vi và khuôn mẫu mà bạn lựa chọn trên nền tảng quảng cáo. Không dựa trên truy vấn tìm kiếm của người dùng như Google. Xem thêm chạy quảng cáo chính thống và chạy quảng cáo bùng.
Nên chọn quảng cáo Google hay Facebook
Google Ads là hình thức quảng cáo trả tiền trên nền tảng quảng cáo của Google.
Hình thức quảng cáo của Google:
Quảng cáo Google Tìm kiếm – Hình thức quảng cáo khi người dùng tìm kiếm trên Google
Quảng cáo Google GDN – Hình thức quảng cáo Banner thường xuất hiện trên các trang website có liên kết với Gg
Quảng cáo Google Shopping
Quảng cáo Youtube – Loại hình quảng cáo Video trên nền tảng video Youtube thông qua tài khoản quảng cáo Google
Cơ chế tính phí của quảng cáo Google dựa vào 3 yếu tố là:
Số lượt nhấp chuột,
Số lượt hiển thị
Lượt chuyển đối (hành động sau khi nhấp vào quảng cáo).
Quảng cáo tìm kiếm tập trung vào nhắm đối tượng mục tiêu thông qua từ khóa và các định dạng quảng cáo thường được thể hiện dưới dạng văn bản. Các nhà quảng cáo sẽ đấu thầu các từ khóa để tranh quyền hiển thị các mẫu quảng cáo của họ được xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google. Mỗi lần người dùng tìm kiếm và nhấp vào quảng cáo, Google sẽ tính một khoảng phí gọi CPC (chi phí cho mỗi lượt nhấp chuột).
Đối với cơ chế tính phí dựa vào lượt hiển thị sẽ thường được Google sử dụng đối với cả hình thức quảng cáo tìm kiếm và mạng hiển thị ( GDN). Chỉ cần quảng cáo Google xuất hiện thì bạn sẽ bị tính một khoản phí được gọi là CPM ( chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị).
Cơ chế tính phí dựa vào hành động (lượt chuyển đổi sau khi nhấp vào quảng cáo). Một chuyển đổi có thể được hiểu là người dùng để lại thông tin trên form đăng ký, tải báo giá, thực hiện đặt hàng hay mua hàng,… Tất nhiên hành động chuyển đổi được tính như thế nào là do bạn phải quy định trước và khai báo với Google Ads để hệ thống có thể hiểu và theo dõi chuyển đổi trên website của bạn. Đây được xem là hình thức quảng cáo cấp cao và khó sử dụng nhất trong Google, được khuyến nghị dành cho các nhà quảng cáo Google dày dạn quan tâm đến hành động chuyển đổi.
Không đa dạng cơ chế tính phí như quảng cáo Google, quảng cáo trên Facebook là một ví dụ điển hình về cái được gọi là xã hội trả tiền. Mọi quảng cáo được hiển thị trên Facebook đều sẽ được tính phí dựa vào cơ chế lượt hiển thị (CPM).
Không giống như quảng cáo Google, giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng thông qua từ khóa. Quảng cáo Facebook giúp khách hàng tiềm năng tìm thấy doanh nghiệp thông qua việc hiển thị những mẫu quảng cáo của mình. Với số lượng người dùng hoạt động hàng tháng thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Quảng cáo Facebook được nhiều người xem là nơi tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt nhất.
Đối tượng nào nên sử dụng Google Ads?
Nếu bạn là một doanh nghiệp mới và muốn tập trung vào gia tăng doanh số, một chiến dịch thu hút lead (đối tượng tiềm năng) trên Google sẽ giúp bạn mang lại lợi nhuận tốt hơn.
Không đòi hỏi bạn phải có ngân sách quảng cáo lớn, Google tập trung vào nâng cao trải nghiệm người dùng. Chất lượng của quảng cáo và nội dung website là yếu tố ưu tiên trước ngân sách và là một yếu tố quan trọng xác định thứ hạng tìm kiếm trên Google trong cuộc chiến giá thầu.
Khi nào nên sử dụng Facebook Ads?
Với những chiến dịch nhấn mạnh vào độ phủ thương hiệu trên mạng xã hội, quảng cáo Facebook nên được đặt ở vị trí trung tâm trong kế hoạch marketing. Facebook ads không chỉ giúp bạn có cái nhìn và thấu hiểu rõ hơn về insight của đối tượng mục tiêu, mà còn giúp bạn nuôi dưỡng một cộng đồng quan tâm đến vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang giải quyết.
Có thể thấy Facebook là kênh tốt nhất để bạn tăng độ nhận diện thương hiệu (raise awareness) hoặc ‘educate’ khách hàng về những nhu cầu mà chính họ còn chưa nghĩ đến trước đó. Vậy nên nếu sản phẩm còn mới, hoặc bạn làm startup với một mặt hàng ‘chưa bao giờ có trước đây’’ thì tốt nhất là nên bắt đầu với Facebook. Bạn cũng có thể dùng Facebook để retargeting những khách hàng đã vào website của mình bên cạnh Google Ads.
Mặt khác, nếu sản phẩm của bạn đã có một chỗ đứng nhất định và bạn đang muốn tăng Conversion (tức là thúc đẩy hành động mua hàng), Google Ads sẽ là sự lựa chọn rất phù hợp.
Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, bán ô tô, máy in, thiết bị chống cháy, thiết bị giáo dục… thì quảng cáo facebook chỉ phù hợp với mục đích làm tiếp thị lại, còn nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ quảng cáo facebook đại trà để tiếp cận khách hàng thì điều đó là không thể bởi bạn sẽ không thể tìm được những nhóm đối tượng có khả năng hoặc đang có ý định mua hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Tất nhiên, những nhận xét này chỉ mang tính tương đối. Đặc biệt là khi tối ưu quảng cáo, bạn không chỉ phải tập trung vào đặc trưng sản phẩm mà còn vào xu hướng mua sắm của khách hàng. Đây là điều khó đoán cực kì vì hành vi của họ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố và thường xuyên thay đổi, chưa kể đến việc tính năng quảng cáo của các kênh cũng update không ngừng. Bởi thế, bạn phải liên tục theo dõi và có những điều chỉnh nhất định dựa trên số liệu thu được trong quá trình chạy. Mọi quyết định phân chia ngân sách và tối ưu quảng cáo chủ yếu dựa trên những bảng report và độ nhạy bén của tư duy đó!
TÓM LẠI
Trên đây là những kiến thức hết sức căn bản về Facebook và Google. Để có thể chạy Ads thành thục và tối ưu ngân sách, bạn phải đi sâu vào phân tích nguyên lý hoạt động lẫn các metrics, KPIs hoặc thậm chí cách viết content đặc thù cho từng kênh.
Vì vậy, hãy theo dõi các kiến thức từ khóa học Ads để những chuyển biến liên tục của Google và cập nhật ngay những thay đổi từ Google Ads để cải thiện quảng cáo, góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn nhé!
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM